Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Đà Nẵng  - Thành lập công ty nước ngoài tại Đà Nẵng  - Tư vấn đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng  - Giấy phép nước ngoài tại Đà Nẵng  - Làm Visa tại Đà Nẵng  - Giấy phép lao động tại Đà Nẵng

Công ty nước ngoài mở chi nhánh tại Đà Nẵng, được hay không?

Đà Nẵng hiện nay là một trong những thành phố phát triển nhất nước ta, là mảnh đất “màu mỡ” cho nhiều nhà đầu tư hướng đến. Hay chỉ đơn giản nhà đầu tư là người làm ăn sinh sống và lập nghiệp tại nước ngoài và muốn về quê hương tại Đà Nẵng, nơi bạn sinh ra để đầu tư phát triển cho công ty mình. Tuy nhiên bạn lại chưa biết pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này. Vậy hãy để công ty tư vấn doanh nghiệp Blue chúng tôi hỗ trợ bạn các thông tin pháp luật trong việc mở chi nhánh tại Đà Nẵng.

 

1. Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005Nghị định của Chính phủ số 45/2000/NĐ-CP ngày 06/9/2000 quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài, được thành lập theo pháp luật Việt Nam để hoạt động thương mại, du lịch tại Việt Nam nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp.

 

Một thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được thành lập một chi nhánh tại Việt Nam để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Chi nhánh không được thành lập văn phòng đại diện.
Để được thành lập chi nhánh tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài (bao gồm cả trường hợp Việt kiều) phải đáp ứng các điều kiện sau: Có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật nước ngoài; đã hoạt động không dưới 5 năm, kể từ khi đăng ký kinh doanh; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục do Chính phủ Việt Nam quy định.

Công ty nước ngoài mở chi nhánh tại Đà Nẵng

                                 Công ty nước ngoài mở chi nhánh tại Đà Nẵng

2. Thương nhân nước ngoài lập hồ sơ gồm các giấy tờ sau và gửi lên Bộ Thương mại Việt Nam:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh (theo mẫu);

 

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài xác nhận và bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan công chứng trong nước hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận.

 

  • Trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép, chi nhánh phải chính thức đi vào hoạt động và phải có văn bản thông báo cho cơ quan cấp giấy phép về địa điểm đặt trụ sở, số người Việt Nam, số người nước ngoài làm việc tại chi nhánh.

 

  • Người đứng đầu chi nhánh có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài do thương nhân nước ngoài tự bổ nhiệm.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ một cách tốt nhất với chi phí và thời gian tiết kiệm nhất. Hãy tin tưởng và lựa chọn chúng tôi. Xin cảm ơn!

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon