Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Đà Nẵng  - Thành lập công ty nước ngoài tại Đà Nẵng  - Tư vấn đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng  - Giấy phép nước ngoài tại Đà Nẵng  - Làm Visa tại Đà Nẵng  - Giấy phép lao động tại Đà Nẵng

Thành lập công ty liên doanh tại Đà Nẵng

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước CHXHCNVN và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp VN hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

Trong bài viết này tư vấn Blue Đà Nẵng sẽ giúp bạn hiểu hơn về thủ tục thành lập công ty liên doanh, cũng như tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam.

Hình minh họa

Hình minh họa

Những trường hợp thành lập công ty liên doanh

Trường hợp chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh với Sở kế hoạch đầu tư tương ứng với các loại hình doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện (Không thuộc trong danh mục 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Phục Lục 4 của Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2017).
  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn , mua cổ phần, mua phần vốn góp sở hữu từ 49 % vốn điều lệ và kinh doanh ngành nghề kinh doanh không có điều kiện.

Trường hợp nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện (Không thuộc diện xin quyền phân phối, Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quyền bán lẻ).
  • Kết quả của việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 51 % vốn điều lệ của pháp nhân sau thay đổi.
    Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy phép kinh doanh.
  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế tại Việt Nam thực hiện hoạt động thương mại hàng hóa: Đối với ngành nghề này ngoài việc xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy đăng ký doanh nghiệp nhà đầu tư còn phải thực hiện xin Giấy phép kinh doanh của Bộ Công thương theo quy định tại Thông tu 08/2013/TT-BTC.

Hồ sơ thành lập công ty:

Hoàn thiện hồ sơ pháp lý theo quy định đối với từng hình thức cụ thể.

Phía nhà đầu tư nước ngoài là pháp nhân:

  • Giấy phép hoạt động tại nước sở tại;
  • Báo cáo tài chính có kiểm toán 2 năm liền trước năm xin cấp phép hoặc chứng từ hoàn thành nghĩa vụ thuế; Điều lệ công ty (Nếu có);
  • Quyết định của nhà đầu tư về việc thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam;
  • Hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp là người nước ngoài, chứng minh nhân dân/thẻ căn cước nếu là người Việt Nam.

Phía đối tác Việt Nam:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cấp (Đối với trường hợp mua cổ phần hoặc nhận chuyển nhượng một phần vốn góp);
  • Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước nếu đầu tư góp vốn cùng cá nhân là công dân Việt Nam thành lập một pháp nhân mới tại Việt Nam.

Tùy vào từng trường hợp có đầu mục văn bản khác nhau như: Góp vốn thành lập một pháp nhân mới; Nhận chuyển nhượng một phần vốn góp của tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam.

Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính này cần lưu ý để xác định rõ cơ quan thụ lý hồ sơ nộp cho chính xác, tránh nhầm lẫn.

Trường hợp chỉ cần thực hiện thủ tục tại Phòng đầu tư trong nước – Sở kế hoạch đầu tư (Trường hợp thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn góp thông thường cho nhà đầu tư nước ngoài).

Trường hợp thực hiện ở Phòng đầu tư nước ngoài – Sở kế hoạch đầu tư (Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Trường hợp xin cấp giấy phép kinh doanh của Bộ Công thương.

Mọi vấn đề thắc mắc quý công ty hãy liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon