Giấy chứng nhận đầu tư là điều kiện cần thiết để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải thực hiện thủ tục xin cấp GCN đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp. Công ty tư vấn Blue xin chia sẻ thông tin liên quan thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Đà Nẵng như sau:
Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá, đấu thầu, hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
Dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Tài liệu Quý khách hàng cần cung cấp:
Nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh thư nhân dân (đối với người Việt Nam); Bản sao có hợp thức hóa lãnh sự hộ chiếu của cá nhân là người nước ngoài; Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tối thiểu bằng số vốn đầu tư qua tài khoản đầu tư trực tiếp.
Nhà đầu tư là pháp nhân: Giấy phép hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính có kiểm toán 2 năm gần nhất năm thực hiện xin cấp phép; Cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bão lãnh về năng lực tài chính; Điều lệ công ty (Nếu có) (thực hiện thủ tục hợp thức hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại hoặc Đại sứ quán nước sở tại ở Việt Nam).
Hồ sơ cần soạn thảo gồm có:
- Văn bản đề xuất dự án đầu tư (Theo mẫu Mục I.2 của Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT Quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam)
- Vốn đầu tư : Tống số vốn đầu tư giải trình cụ thể các khoản chi phí như: chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư, Chi phí thuế đất, mặt nước; chi phí xây dựng công trình; Chi phí máy móc thiết bị, công nghệ, thương hiệu; chi phí khác hình thành tài sản cố định; chi phí dự phòng; Phương thức góp vốn (Ghi rõ giá trị bằng tiền mặt, máy móc, thiết bị, giá trị quyền sử dụng đất, bí quyết công nghệ), vốn huy động (vay từ tổ chức tín dụng hay vay từ công ty mẹ).
- Tiến độ thực hiện dự án: Ghi rõ mốc thời gian cụ thể cho từng giai đoạn như: Dự kiến tiến độ đầu tư, tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng, thời gian xây dựng, thời gian vận hành, sản xuất, kinh doanh.
- Như cầu sử dụng lao động: Số lượng lao động trong nước, số lượng lao động nước ngoài.
- Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án: Tạo công ăn việc làm, nộp ngân sách nhà nước, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu.
- Giải trình về việc sử dụng công nghệ: Tên công nghệ, xuất xử công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ, thông số kỹ thuật chính,tình trạng sử dụng máy móc, thiết bị và dây truyền công nghệ; Giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện tiếp nhận, chuyển giao công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.
- Đề xuất về việc ưu đãi đầu tư: Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, về thuế xuất nhập khẩu, ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất.
- Hợp đồng hợp tác BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký đầu tư gửi công văn xin ý kiến của các cơ quan có liên quan. Sau 25 ngày tiếp theo phải lập báo cáo trình Ủy ban nhân dân; nếu được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân và các cơ quan có liên quan thì cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
Tài liệu Quý khách hàng cần cung cấp:
- Nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh thư nhân dân (đối với người Việt Nam); Bản sao có hợp thức hóa lãnh sự hộ chiếu của cá nhân là người nước ngoài; Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tối thiểu bằng số vốn đầu tư qua tài khoản đầu tư trực tiếp.
- Nhà đầu tư là pháp nhân: Giấy phép hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính có kiểm toán 2 năm gần nhất năm thực hiện xin cấp phép; Cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bão lãnh về năng lực tài chính; Điều lệ công ty (Nếu có) (thực hiện thủ tục hợp thức hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại hoặc Đại sứ quán nước sở tại ở Việt Nam).
Hồ sơ cần soạn thảo gồm có:
Hồ sơ soạn thảo giống dự án đầu tư thuộc quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ được lập thành 01 bộ nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư. Sau khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan đăng ký đầu tư sẽ thẩm xét hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sau 15 ngày cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Tài liệu Quý khách hàng cần cung cấp:
Giống tài liệu cho dự án đầu tư thuộc quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ cần soạn thảo gồm có:
Hồ sơ soạn thảo giống dự án đầu tư thuộc quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài ra cần bổ sung thêm:
- Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư.
- Đánh giá sơ bộ tác động của môi trường và kiến nghị các giải pháp bảo vệ môi trường.
- Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư. Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ Sở kế hoạch đầu tư gửi hồ sơ lên Bộ kế hoạch đầu tư và các Bộ chuyên ngành có liên quan xin ý kiến. Sau đó lập báo cáo xin ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bộ kế hoạch đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo trình Thủ tướng chính phủ xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
Dự án thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội.
Hồ sơ Quý khách hàng cần cung cấp:
Giống tài liệu cho dự án đầu tư thuộc quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ cần soạn thảo:
Quý khách hàng cần cung cấp tài liệu như giấy chứng nhận đầu tư cho dự án thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù.
Hồ sơ hoàn thiện thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tới Cơ quan đăng ký đầu tư để Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ về Bộ kế hoạch đầu tư báo cáo Thủ tướng chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
Bước 2: Lập báo cáo trình Chính phủ.
Bước 3: Hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư được gửi tới chủ trì thẩm tra của Quốc hội. Gồm có:
- Tờ trình của Chính phủ,
- Hồ sơ dự án đầu tư đã lập,
- Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm đinh nhà nước về dự án xin cấp phép,
- Các tài liệu khác có liên quan.
Bước 4: Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư.
Quy trình thực hiện
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ theo quy đinh đối với từng trường hợp cụ thể.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp phép tại Cơ quan đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ/công văn xin ý kiến các cơ quan chuyên ngành có liên quan và lập báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi có quyết định chấp thuận của các cơ quan có liên quan. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.
Bước 4: Sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư nhà đầu tư thực hiện thủ tực xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đầu tư trong nước thuộc Sở kế hoạch đầu tư.
Bước 5: Xin giấy phép kinh doanh đối với một số ngành nghề có điều kiện.
Mọi vấn đề thắc mắc quý khách hàng hãy liên hệ tư vấn Blue Đà Nẵng để được tư vấn miễn phí