Tổ chức, cá nhân này chỉ được phép đưa sản phẩm ra thị trường sau khi đã công bố, có số tiếp nhận bản công bố mỹ phẩm của Cục Quản lý dược Việt Nam và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả của sản phẩm mỹ phẩm đưa ra thị trường. Trong bài viết này tư vấn Blue Đà Nẵng xin tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm như sau:
Những loại sản phẩm mỹ phẩm phải công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm:
- Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân, ….)
- Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hoá học)
- Các chất phủ màu (lỏng, nhão, bột)
- Các phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh, ….
- Xà phòng tắm , xà phòng khử mùi,…..
- Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,….
- Các sản phẩm để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel,….)
- Sản phẩm tẩy lông
- Chất khử mùi và chống mùi.
- Các sản phẩm chăm sóc tóc: (Nhuộm và tẩy tóc, thuốc uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc, các sản phẩm định dạng tóc, các sản phẩm làm sạch (sữa, bột, dầu gội), Sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc (sữa, kem, dầu), các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp).
- Sản phẩm dùng cạo râu (kem, xà phòng, sữa,….)
- Các sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt
- Các sản phẩm dùng cho môi
- Các sản phẩm để chăm sóc răng và miệng
- Các sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, móng chân.
- Các sản phẩm dùng để vệ sinh bên ngoài
- Các sản phẩm chống nắng
- Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng.
- Sản phẩm làm trắng da
- Sản phẩm chống nhăn da
- Sản phẩm khác
Soạn thảo hồ sơ công bố
Hồ sơ công bố mỹ phẩm chia làm hai loại hồ sơ như sau:
Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất mỹ phẩm
- Bản phân tích thành phần (Có đầy đủ thành phần, tỷ lệ %, hàm lượng cụ thể)
- Giấy chứng nhận thực hành sản xuất mỹ phẩm tốt (GMP) của cơ sở sản xuất
- Tài liệu giải trình công dụng sản phẩm
- Bản thuyết minh cơ sở sản xuất
- Phiếu công bố mỹ phẩm (Theo Thông tư 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm).
- Đĩa CD ghi phiếu công bố đã soạn thảo
- Nhãn sản phẩm
Đối với mỹ phẩm nhập khẩu
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề bán buôn mỹ phẩm
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm
- Thư ủy quyền của nhà sản xuất hoặc nhà phần phối ủy quyền cho phía công ty Việt Nam được phép bán mỹ phẩm ra thị trường
- Bản mềm thành phần công thức sản phẩm
- Phiếu công bố mỹ phẩm (do Luật Việt Tín soạn thảo)
- Tài khoản đăng nhập trên website của Cục Quản Lý Dược (nếu có)
- Chữ ký số của doanh nghiệp
Cơ quan tiếp nhận và hình thức nộp hồ sơ
Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước: Sở Y Tế – Nơi doanh nghiệp có trụ sở chính/cơ sở sản xuất. Nộp hồ sơ bằng bản giấy thông qua thủ tục hành chính một cửa.
Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế. Nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu trực tuyến thông qua website.
Mọi vấn đề thắc mắc quý công ty hãy liên hệ Luật Blue Đà Nẵng, Chúng tôi cam kết tư vấn khách hàng một cách tận tâm, hỗ trợ 24/24 với chất lượng tốt nhất.